16/10/13

Mạng xã hội Facebook giờ đây hết sức phổ biến, mỗi người có một (thậm chí là vài) tài khoản mạng xã hội. Trong môi trường Internet luôn có các nguy cơ rình rập đến tài khoản trực tuyến của bạn, nên việc tăng cường bảo mật cho các tài khoản này là cần thiết, tránh các rủi ro đáng tiếc. Trong bài viết này, xin chia sẻ với các bạn “mẹo” để đảm bảo an toàn cho tài khoản mạng xã hội Facebook.

1. Thiết lập câu hỏi bảo mật

Trong trường hợp khả nghi, ví dụ hàng ngày tài khoản của bạn được đăng nhập từ máy tính tại Việt Nam, nay có một đăng nhập từ một máy tính tại Trung Quốc, khi đó, để sử dụng tiếp, cần phải vượt qua câu hỏi bảo mật.

Cách làm: Bấm vào
https://www.facebook.com/settings?tab=security&section=question&view để thiết lập câu hỏi và câu trả lời bí mật:

2. Duyệt web ở chế độ bảo mật

Điều này đặc biệt hữu ích khi các bạn sử dụng Internet công cộng như quán cafe wifi, hoặc dịch vụ Internet công cộng. Nếu dùng kết nối thông thường HTTP, dữ liệu của bạn đi qua đường truyền (hữu tuyến hay vô tuyến) bị đọc trộm khá dễ dàng. Ngược lại, nếu dùng HTTPS, các dữ liệu đi qua đường truyền rất khó để phân tích do đã được mã hóa. Do tốn thời gian mã hóa dữ liệu nên tốc độ truy cập có chậm hơn so với giao thức thông thường nhưng không đáng kể, đổi lại bạn được an toàn khỏi nhưng con mắt nhóm ngó của tin tặc.

Cách làm: Bấm vào
https://www.facebook.com/settings?tab=security&section=browsing&view

Chọn “Duyệt Facebook bằng kết nối an toàn (https) khi có thể” và bấm “Lưu thay đổi”. Sau đó, bạn sẽ thấy biểu tượng kết nối https màu xanh xuất hiện.

3. Thông báo qua email và điện thoại di động mỗi khi đăng nhập

Cách làm: bấm vào
https://www.facebook.com/settings?tab=security&section=notifications&view

Chọn mục “Email” và/hoặc “Tin nhắn văn bản/Thông báo nhắc nhở”

Nhập số điện thoại di động:

Facebook gửi cho bạn một mã xác thực gồm 6 con số, bạn điền vào

Như vậy, mỗi lần đăng nhập sau đó, sẽ có tin nhắn thông báo vào email và điện thoại di động của bạn. Rõ ràng, nếu ai đó không phải bạn, đăng nhập vào Facebook, bạn rất dễ nhận ra vì đã có email thông báo ngay tức khắc.

4. Xét duyệt đăng nhập

Cách làm: bấm vào
https://www.facebook.com/settings?tab=security&section=approvals&view

Từ nay trở đi, khi đăng nhập vào tài khoản facebook từ một thiết bị lạ, người dùng sẽ phải qua 2 bước: nhập mật khẩu “truyền thống” và một mật khẩu dùng 1 lần gửi vào số máy di động. (Đây chính là cơ chế OTP: One Time Password: Mật khẩu dùng một lần, mà bạn có thể đã từng gặp trong việc xác thực các giao dịch tài chính qua ngân hàng điện tử. Đây là cơ chế đặc biệt an toàn, với cơ chế này, việc tin tặc chiếm quyền đăng nhập tài khoản của bạn gần như là không tưởng, do bạn nắm trong tay điện thoại di động của chính mình).

Lần đăng nhập tiếp theo: Sau khi bạn nhập mật khẩu truyền thống, bạn còn phải nhập thêm một mã bảo mật được gửi vào điện thoại di động để tiếp tục:

Thông thường, người dùng sẽ sử dụng vài máy tính hoặc điện thoại di động nhất định để đăng nhập tài khoản Facebook của mình, do đó khuyến khích các bạn chọn “Lưu trình duyệt” với các thiết bị thuộc sở hữu của chính các bạn (không áp dụng khi dùng các thiết bị công cộng, máy tính dùng chung). Điều này tránh việc Facebook gửi quá nhiều mã xác thực vào điện thoại di động, bạn cũng đỡ tốn thời gian đăng nhập. Khi tin tặc cố đăng nhập từ một máy tính khác, không phải máy tính mà bạn thường xuyên sử dụng, chúng sẽ “bó tay” vì quá khó để tìm được cơ chế sinh mã gửi vào điện thoại di động của bạn.

6. Kiểm tra sự bất thường

Thi thoảng bạn nên kiểm tra xem tài khoản được đăng nhập từ những thiết bị nào, thời điểm nào, và vị trí truy cập ở đâu. Các hành vi bất thường (nếu có) sẽ thể hiện trong nhật ký đăng nhập.

Các thiết bị đã sử dụng:
https://www.facebook.com/settings?tab=security&section=devices&view

Các phiên đăng nhập hiện tại:
https://www.facebook.com/settings?tab=security&section=sessions&view

7. Tạo mật khẩu riêng cho ứng dụng

Tài khoản Facebook được dùng với rất nhiều ứng dụng khác nhau, để nâng cao độ an toàn, bạn có thể tạo mật khẩu dùng riêng cho từng ứng dụng tại liên kết:

https://www.facebook.com/settings?tab=security&section=per_app_passwords&view

8. Vô hiệu hóa tài khoản

Trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể vô hiệu hóa ngay lập tức tài khoản của mình và tìm cách xử lý sau đó. Bằng cách gõ vào địa chỉ trình duyệt đường dẫn ngắn gọn này: fb.com/deactivate.php và chọn Khóa tài khoản, toàn bộ nội dung mà bạn tạo ra trên facebook sẽ biến mất, cho đến khi bạn quyết định có quay trở lại sử dụng tiếp hay không.

Như vậy, có rất nhiều cách để bạn đảm bảo an toàn cho tài khoản mạng xã hội Facebook của mình trước nhiều mối đe dọa và nguy cơ về bảo mật. Bạn có thể áp dụng một hay phối hợp nhiều kỹ thuật bảo mật trên. Và 2 kỹ thuật quan trọng nhất khuyến khích bạn sử dụng:

Mục số 2: duyệt web ở chế độ mã hóa, để tránh bị rò rỉ thông tin khi sử dụng internet ở quán wifi café chẳng hạn.

Mục số 4: Xét duyệt đăng nhập, Facebook sẽ gửi mã số xác thực vào điện thoại di động (như khi bạn xác thực các giao dịch tài chính).

Và một lưu ý đơn giản mà quan trọng là: luôn nhớ đăng xuất (Sign out) sau khi sử dụng internet trên máy tính dùng chung, dịch vụ internet công cộng. Chúc các bạn luôn an toàn khi sử dụng Internet!

Đỗ Như Vý
Theo xã hội thông tin

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

- Hãy dùng tiếng Việt có dấu để mọi người dễ đọc hơn!
- Các bạn hãy Mã hóa Code trước khi chèn vào nhận xét
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>
- Hướng dẫn gõ công thức Toán trên blog bằng MathType
Thank you