Giúp trẻ nhận biết hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông là cơ sở để làm quen với hình học và nhận biết khám phá thế giới hình khối xung quanh trẻ.
1. Chuẩn bị
- Mỗi trẻ một hình tam giác, 1 hình chữ nhật, 2 hình vuông với màu sắc khác nhau.
- Một số đồ vật có dạng hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật để xung quanh phòng học của trẻ.
2. Tiến trình thực hiện
Dạy trẻ nhận biết hình tam giác: Bố hoặc mẹ giơ hình tam giác lên cho trẻ chọn hình có hình dạng giống như vậy và giơ lên, sau đó nói cho trẻ biết “đây là hình tam giác” và chỉ cho trẻ biết đâu là các cạnh, đâu là các góc nhọn. Bố mẹ chọn tiếp một hình tam giác có màu sắc khác và cho trẻ chọn hình có hình dạng giống như vậy, nhưng có các màu sắc khác. Sau đó chọn các hình tam giác và đố trẻ “Đây là hình gì?” để trẻ làm quen với hình. Tiếp theo, cha mẹ chỉ vào một số đồ vật trong nhà có hình tam giác để trẻ biết, rồi đố trẻ tìm xem những đồ vật nào có hình tam giác nữa.
Dạy trẻ nhận biết hình chữ nhật: Tương tự như nhận biết hình tam giác. Bố hoặc mẹ giơ hình chữ nhật lên cho trẻ chọn hình có hình dạng giống như vậy và giơ lên, sau đó nói cho trẻ biết “đây là hình chữ nhật” và chỉ cho trẻ biết đâu là các cạnh, đâu là các góc vuông. Bố hoặc mẹ chọn tiếp một hình chữ nhật có màu sắc khác và cho trẻ chọn hình có hình dạng giống như vậy, nhưng có các màu sắc khác. Sau đó chọn các hình chữ nhật và đố trẻ “Đây là hình gì?” để trẻ làm quen với hình. Tiếp theo, cha mẹ chỉ vào một số đồ vật trong nhà có hình chữ nhật để trẻ biết, rồi đố trẻ tìm xem những đồ vật nào có hình chữ nhật nữa.
Giúp trẻ phân biệt hình tam giác và hình chữ nhật: Trộn lẫn hình tam giác và hình chữ nhật, sau đó đố trẻ chọn và phân loại đâu là hình tam giác đâu là hình chữ nhật.
Củng cố: Cha mẹ có thể cho trẻ vẽ hoặc tô màu những vật có hình tam giác và hình chữ nhật như vẽ ngôi nhà hình chữ nhật, mái nhà hình tam giác, cửa hình chữ nhật… hoặc tô màu cái thuyền có hai cánh buồm hình tam giác. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần thường xuyên ôn tập cho trẻ bằng cách đặt ra những câu đố về hình dạng của đồ vật mỗi khi cha mẹ cùng trẻ đi ra ngoài, hay cùng chơi. Ví dụ: “đố con biết cái cổng sắt kia có hình gì?”... Qua đó giúp trẻ củng cố kiến thức về hình mà trẻ học được.
Nguồn: mangthai.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
- Hãy dùng tiếng Việt có dấu để mọi người dễ đọc hơn!
- Các bạn hãy Mã hóa Code trước khi chèn vào nhận xét
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>
- Hướng dẫn gõ công thức Toán trên blog bằng MathType
Thank you