2/9/11

Hoạt động trí tuệ chịu sự khống chế của não, song não lại chia thành hai bán cầu là bán cầu não phải và bán cầu não trái và hai bán cầu này có ưu thế, chức năng khác nhau. 

Vai trò của bán cầu não trái và bán cầu não phải

Bán cầu não trái có nhiệm vụ xử lý ngôn ngữ, tư duy trừu tượng, viết, tính toán, sắp xếp, phân loại, ghi nhớ từ ngữ và tri giác thời gian, Còn bán cầu não phải có vai trò xử lý hình tượng tổng thể, khái niệm không gian, phân biệt hình vẽ, khả năng cảm thụ âm nhạc, khả năng bắt chước. Bán cầu phải có cơ năng mang tính chỉnh thể, tổng hợp, sáng tạo, chủ quan trực giác, trí tưởng tượng, thái độ, tình cảm, ý chí của con người. Tuy rằng mỗi bên bán cầu não có chức năng riêng, song chúng luôn tương hỗ lẫn nhau trong quá trình hoạt động.

Phát triển cân bằng cả bán cầu não trái và bán cầu não phải là một trong những nguyên tắc quan trọng để phát triển trí tuệ cho trẻ. Do đó, học ngôn ngữ ngay từ nhỏ, sau đó lại chú trọng việc đọc, viết, tính toán, lý giải và tư duy logic, não trái sử dụng tương đối nhiều nên khá phát triển. 

Nếu so sánh thì chúng ta thấy rằng, não phải thường sử dụng ít hơn não trái nên khiến cho sự phát triển trí tuệ của trẻ bị ảnh hưởng.

Nhiều nhà nghiên cứu đã tính toán, mọi người thông thường chỉ sử dụng 5%~10% tiềm năng của não, vì thế cha mẹ khi "khai thác" tiềm năng não trái của trẻ, đồng thời với phát triển trí tuệ, nhất định phải nhận thức đầy đủ tác dụng quan trọng của việc "khai thác" tiềm năng não phải. Muốn trẻ trở nên thông minh hơn thì phải khai thác tiềm năng não phải một cách có ý thức.

Phương pháp cụ thể

Khích lệ trẻ sử dụng tay trái nhiều

Sử dụng tay trái nhiều có nghĩa là dùng nhiều não phải. Những đứa trẻ dùng tay trái cầm kéo, gấp giấy, chơi bóng… cha mẹ không cần phải chỉnh cho trẻ chuyển sang tay phải.

Chơi nhiều trò chơi

Để trẻ tham gia các hoạt động thực tiễn như: Mỹ thuật, âm nhạc, múa. Những hoạt động như âm nhạc, hội họa, múa, thể dục… đều cần sử dụng nhiều dụng cụ trực quan và hình tượng, để trẻ tiếp xúc nhiều với tự nhiên và xã hội, làm phong phú hình tượng cảm tính, kích thích làm bán cầu não trở nên linh hoạt hơn.

Khích lệ trẻ tưởng tượng

Nên tạo điều kiện để trẻ được học tập trong không khí vui vẻ; giữ gìn và tôn trọng hứng thú, lòng hiếu kỳ của trẻ.

Khích lệ trẻ đặt câu hỏi

Để trẻ cảm thấy rằng, đặt câu hỏi là một hoạt động có lợi cho cả hai bên, bạn cũng có thể tự do hỏi trẻ một số câu hỏi, giống như trẻ hỏi bạn. Khi trẻ đặt câu hỏi, bạn không nên vội vã trả lời ngay, bạn có thể nói thế này: “Bây giờ chúng ta cùng thảo luận câu hỏi này nhé!”. Bạn có thể căn cứ vào câu hỏi của bé để nêu ra một số câu hỏi dễ phán đoán tương quan, lại không ngừng nêu ra những câu hỏi mang tính hướng dẫn, để trẻ khi tự mình suy nghĩ nên trả lời như thế nào và tìm ra đáp án cho câu hỏi đã nêu ra.

Ngoài ra, khi bạn trả lời câu hỏi của trẻ, phải để trẻ nghe rõ đáp án hoặc sau khi đã nghe xong câu trả lời hoàn chỉnh, lại ngắt lời bạn để nêu ra một câu hỏi khác.

Để trẻ sớm nhận biết chữ viết và tập đọc

Sớm nhận biết chữ viết và đọc chữ cái vừa có thể thúc đẩy não trái và não phải cùng phát triển, lại có thể giúp trẻ sớm có thể vận dụng chữ viết và ngôn ngữ. Không ít cha mẹ cho rằng, mỗi ngày bỏ ra một chút thời gian để xem tivi cũng có thể thu được một lượng thông tin lớn và có thể phát triển trí tuệ, lẽ nào không bằng đọc sao?

Có một cuộc nghiên cứu về vấn đề này và kết quả cho ta thấy: Mỗi ngày trẻ xem tivi trên dưới 3 tiếng, hiệu suất đọc sách sẽ giảm đi nhiều, vì những hình màu sẽ khiến trẻ bị phân tâm. Và đưa ra đề nghị cha mẹ và trẻ mỗi ngày nên đọc 20 phút, và gọi là: 20 phút quan trọng nhất trong ngày của bạn.

Các bậc cha mẹ thông minh nên hiểu rằng: Khi trẻ bị hấp dẫn bởi những câu chuyện thiếu nhi thì cũng là khúc mở đầu thành tài của trẻ đã bắt đầu rồi.

Kiến nghị cho cha mẹ là, khích lệ trẻ đọc, khiến đọc trở thành một phần trong sinh hoạt hàng ngày, cũng tự nhiên và cần thiết như ăn cơm, đi ngủ vậy. Tạo môi trường đọc sách cho trẻ, để trẻ bất cứ lúc nào cũng có thể lấy và đọc những quyển sách mà trẻ thích.

Những ngày nghỉ, bạn nên thường xuyên đưa trẻ đến hiệu sách, giúp trẻ chọn những quyển sách phù hợp với trình độ hiểu biết của trẻ, có những tình tiết thú vị của cuộc sống trẻ thơ, có ý nghĩa tư tưởng tích cực; đưa trẻ đến thư viện, tham quan triển lãm sách. Hàng ngày định giờ đọc, kể chuyện hoặc thảo luận nội dung trong sách cho trẻ. Hướng dẫn trẻ giở sách có trình tự; hình thành thói quen đọc sách tốt cho trẻ. Khích lệ trẻ trong khi đọc, hãy tập cải biến câu chuyện, kể lại câu chuyện theo ý hiểu của mình.

Được rèn luyện trong lao động

Khích lệ trẻ giúp cha mẹ thu dọn bàn ăn, giá sách… đều có lợi cho sự phát triển não phải của trẻ.

Chú ý thực hiện giáo dục toàn diện cho trẻ

Chúng ta không những chú trọng phát triển cho trẻ về trí tuệ, nhận thức, mà còn chú trọng phát triển cả về tình cảm, ý chí, động cơ, hứng thú, lý tưởng của trẻ.

Tiềm năng trí tuệ của con người là kết quả hoạt động của hai bán cầu não. Vì thế, hãy chú trọng, phát triển tiềm năng não phải cho trẻ có 3 điểm tốt sau.

Một là mở rộng lượng thông tin, khiến trẻ học được nhiều hơn. Vì dung lượng thông tin hình tượng của não phải nhiều gấp vạn lần so với não trái. Hình tượng sự vật là cơ sở tích lũy tri thức của trẻ.

Thứ hai là phát triển tư duy hình tượng, giúp trẻ học thoải mái hơn. Trẻ trước 6 tuổi về cơ bản là sống trong thế giới hình tượng, dùng não phải quan sát và phân tích sự vật, việc học của trẻ phải nhờ sự giúp đỡ của hình tượng cụ thể, nếu không sẽ trở nên rất khó khăn.

Thứ ba là bồi dưỡng và phát huy tiêm năng sáng tạo, khiến trẻ thông minh hơn, giàu sức sáng tạo hơn.

Lời khuyên: Nhiều nghiên cứu cho thấy, một người có thông minh hay không phần lớn được quyết định bởi việc phát huy chức năng não phải, hơn 70% nhà khoa học trên thế giới đều có ưu thế nằm ở não phải. Do đó có thể thấy, muốn phát huy tiềm năng trí tuệ não người, phải sử dụng cả não trái và não phải, khiến chúng cùng phát triển và hỗ trợ lẫn nhau.

Nguồn: mangthai.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

- Hãy dùng tiếng Việt có dấu để mọi người dễ đọc hơn!
- Các bạn hãy Mã hóa Code trước khi chèn vào nhận xét
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>
- Hướng dẫn gõ công thức Toán trên blog bằng MathType
Thank you